Mua đèn cầy cưới ở đâu đẹp có nhiều điểm đặc biệt, đèn cầy cưới hay thường gọi là đèn cầy long phụng, thể hiện được đôi uyên ương đang tựa vào nhau. Đèn nến điện tử có màu đỏ, điêu khắc rồng phượng hai màu, có thể lựa chọn màu theo sự yêu thích của từng người và phù họp với mệnh của từng người.
1.Mua đèn cầy cưới ở đâu đẹp
Đèn có thể sử dụng để trang trí trong phòng cưới hoặc để thắp trên bàn thờ gia tiên. Là loại đèn nến sử dụng cố định nên chân nến thường đi theo luôn cả nến trong suốt quá trình sử dụng, đèn cầy cưới có rất nhiều loại từ nến đốt sáng hoặc nến điện tử tỏa ra mùi hương thơm thường được sử dụng để trang trí trong phòng cưới, có thể thay thế các loại đèn ngủ hiên nay.
Đèn cầy đám cưới có nhiều điểm khác biệt so với các loại đèn khác hiện nay, đèn có thể sáng lâu hơn và sử dụng lại rất nhiều lần, khi đèn sáng kém thì có thể thay pin mới cho đèn và giúp tiết kiệm được rất nhiều chi phí khi sử dụng lâu dài, đây chính là ưu điểm của đèn cầy hiện nay, thường được gọi là đèn nến điện tử tealight.
Nến điện tử trang trí giá rẻ phù hợp với mọi gia đình, có thể dễ dàng cảm nhận thấy được đây chính là loại nến điện tử có mức độ phù hợp với mọi gia đình, vì cách sử dụng khá là dễ dàng, nến sử dụng rất an toàn, không sinh ra nhiệt trong suốt quá trình sử dụng, không thải ra khí CO2 trong suốt quá trình phát sáng, không có khói và rất an toàn đối với trẻ em và người lớn tuổi
2.Ý nghĩa nhân văn của lễ lên đèn
Lễ lên đèn vốn dĩ chứa đựng trong mình rất nhiều ý nghĩa nhân văn khác nhau được ông cha ta đúc kết từ rất lâu đời. Lễ lên đèn là dịp, là cơ hội để đôi tân lang tân nương chính thức xin phép ông bà tổ tiên ủng hộ cho tình yêu đôi lứa, kết duyên vợ chồng và từ nay sẽ bước vào cuộc sống hôn nhân.
Lễ lên đèn còn nhằm thể hiện tình cảm hiếu kính, biết ơn của con cháu đối với tổ tiên, ông bà và cha mẹ đã sinh thành, dưỡng dục và “dựng chồng gả vợ” khi con cháu lớn khôn. Ngọn lửa đèn cầy giống như ngọn lửa của sự biết ơn, của lời tuyên bố về một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc sắp đến.
Trong tình cảm vợ chồng, lễ lên đèn còn như lời nhắc nhở với đôi tân lang tân nương nhìn thấy được tầm quan trọng của hôn nhân. Cuộc sống sau này phải giống như hai đôi đèn với ngọn lửa cháy sáng rực, cùng nhau song hành, cùng nhau bước qua mọi khó khăn thử thách và luôn có trách nhiệm đối với nhau.
Dân gian ta còn có quan niệm về nghi thức lễ lên đèn, nếu đèn tắt trong quá trình thực hiện nghi lễ sẽ là điềm xấu, điềm không lành nên người ta thường tắt hết máy quạt, đóng cửa sổ khi làm lễ. Mặt khác, nếu đôi đèn cháy bên cao bên thấp thì dự đoán cô dâu trong tương lai sẽ “lấn át” chồng. Tuy nhiên, đây chỉ là quan niệm dân gian, chưa có một minh chứng cụ thể hay một nghiên cứu khoa học nào xác mình việc này. Việc cuộc sống gia đình do ai nắm “cốt cán” còn phụ thuộc vào tính cách, quan điểm và sự bàn bạc của cả hai.